Hiện tượng sương bụi mù

Vào những ngày cuối năm 2021, TP.HCM thường xuyên xuất hiện những màn sương mù dày đặc từ sáng sớm và kéo dài cả ngày, đây chính là hiện tượng sương mù hỗn hợp. Môi trường ẩm, có sẵn hơi nước, thêm vào đó là ô nhiễm không khí từ khói và các hạt bụi mịn lơ lững trong không khí, hỗn hợp hạt chất này bám kết vào nhau, tạo nên màn sương mờ đục.

Theo chỉ số AQI vào những ngày đầu tháng 1/2021 cho thấy vào các giờ cao điểm thường sẽ giao động từ 100-130, đây là mức dự báo ô nhiễm không khí ở mức cao, có khả năng gây hại cho sức khỏe, nhất là những người nhạy cảm.

Không khí ngày càng trở nên ô nhiễm nặng, các hạt bụi mịn dày đặt lơ lửng trong không khí có thể khiến cho chúng ta hô hấp khó khăn dẫn đến các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, bệnh phổi…

Không khí bên trong nhà cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều do luồng khí trong nhà không thông, bụi lơ lửng nhiều hơn khiến chất lượng không khí trong nhà tồi tệ hơn.

Vào thời điểm giản cách xã hội, các nhà máy ngưng hoạt động, tất cả mọi người đều tuân thủ và hạn chế ra đường đã làm cho chất lượng không khí có phần cải thiện khả quan hơn. Tuy nhiên, hiện tượng sương mù hỗn hợp đã xuất hiện trở lại và được dự báo sẽ tiếp tục ô nhiễm đến mức báo động nếu không có biện pháp kịp thời.

 

Đặc biệt, nước ta không chỉ ô nhiễm bởi bụi PM 10, PM 2.5, mà còn có thêm sự xuất hiện của các hạt bụi siêu nhỏ – bụi nano (< 0,1 micro mét). Chúng có ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với sức khỏe của mỗi con người.

Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường cho biết: “Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí như các bệnh về tim, phổi và đột quỵ. Hàng ngày có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (tương đương với 1,8 tỷ em) phải hít thở bầu không khí ô nhiễm khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại Việt Nam, trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam có 6 bệnh liên quan đến đường hô hấp có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí và chất lượng không khí. Trong cơ cấu bệnh tật, các bệnh về đường hô hấp cũng là 1 trong 5 nhóm bệnh bị mắc phải cao nhất.”

Những hạt bụi mặc dù kích thước vô cùng nhỏ nhưng lại gây nên hậu quả cực kỳ lớn đối với đời sống con người.

Các chuyên gia đã có lời khuyên rằng:  Mọi người không nên lơ là trước hiện tượng sương mù hỗn hợp này, bởi ô nhiễm không khí đang ở mức cảnh báo, vì thế khi có việc cần ra ngoài, người dân phải chủ động đeo khẩu trang, che chắn cẩn thận.

Bảo vệ sức khỏe, tránh tác hại từ ô nhiễm không khí

Việc đầu tiên để đảm bảo sức khỏe cho bản thân đó chính là sống lành mạnh, khỏe từ bên trong:

  • Ăn uống điều độ, ăn thực phẩm sạch để cung cấp đủ chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng
  • Uống nhiều nước để giúp cơ thể bài tiết độc tố
  • Ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe khoắn

Ngoài tăng cường sức khỏe từ bên trong, chúng ta cũng cần bảo vệ cơ thể từ không gian sống xung quanh.

Trong nhà

Không gian trong nhà, đặc biệt là nhà phố, thường không được thoáng khí, môi trường ẩm sẽ rất lý tưởng để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển.

Khi mở cửa ra vào, luồng không khí bên ngoài sẽ ồ ạt lùa vào bên trong nhà và ứ đọng. Luồng không khí này rất ô nhiễm do khói bụi từ xe cộ bên ngoài, vì thế chúng ta cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, khử mùi, kháng khuẩn, làm thoáng khí…để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Dùng chổi quét để thu gom bụi (phương pháp này chỉ hiệu quả với các bụi lớn, những hạt bụi nhỏ sẽ bị tác động và bay lơ lửng trong không khí). Bạn có thể dùng robot hút bụi hoặc máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn trên sàn nhà, điều này giúp hạn chế các hạt bụi nhỏ bị tác động và bay lên không khí. Đồng thời hãy thường xuyên lau nhà để sàn nhà không bị dính bẩn.

Sử dụng máy lọc không khí để lọc sạch các hạt bụi mịn cũng như tiêu diệt vi khuẩn, virus có trong không khí, giúp không khí trong nhà trở nên trong lành, sạch sẽ và thoáng mát.

Ngoài trời

Không khí bên ngoài tuy thoáng đãng, nhưng nó chứa nhiều hợp chất ô nhiễm như khí thải xe cộ, bụi mịn,… gây hại rất nhiều đến sức khỏe. Mỗi khi ra đường, bạn nên đeo khẩu trang và sử dụng các biện pháp bảo hộ hợp lý để hạn chế hít phải không khí ô nhiễm.

Các khẩu trang thông thường chỉ có tác dụng ngăn chặn những hạt bụi lớn, hạt chất lỏng, nước bọt…Tuy nhiên, nó cũng góp phần hạn chế lượng bụi mà bạn hít phải.

Bạn không thể lọc được không khí bên ngoài, vì thế việc cần thiết nhất chính là tập trung cải thiện chất lượng không khí từ bên trong ngôi nhà để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, nhất là trẻ em và người lớn tuổi – họ thường là những người nhạy cảm với các thành phần ô nhiễm trong không khí, thường dễ mắc phải những căn bệnh về hô hấp, tắt nghẽn máu,…mà nguyên nhân chính là do các hạt bụi nhỏ và siêu nhỏ từ không khí.

(Nguồn ảnh: Tổng hợp internet)

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT